Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại khách sạn Silk Queen Hà Nội
1. Lý do chọn đề
tài
Ngành du lịch đóng vai trò quan
trọng trong tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia, thúc đẩy phát triển các dịch
vụ và cơ sở hạ tầng liên quan. Vì vậy, sự phát triển của du lịch ảnh
hưởng đến sự tiến bộ và thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia. Khách du lịch quốc tế
mang ngoại tệ đến quốc gia nơi mà họ
đến,
tăng thu nhập của người
dân, tạo ra mức sống được cải thiện và góp phần vào việc mở rộng và tăng cường quan hệ
kinh tế quốc tế. Sự phát triển
của du lịch đã trở thành một mục
tiêu quan trọng của hầu hết các chính phủ, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất chính sách phát triển du lịch đã trở thành một chủ đề được các nhà
nghiên cứu chính phủ quan tâm trong những năm gần đây. Nhu cầu của khách du lịch
trong thế kỷ 21 rất chuyên biệt và đa dạng, khách du lịch không còn chỉ hài
lòng với những trải nghiệm du lịch truyền thống (Ali và cộng sự,
2021). Để đáp ứng nhu cầu độc đáo và đa dạng
của khách du lịch, cho rằng điều quan trọng là phát triển
các sản phẩm và điểm đến du lịch mới mang đến cho du khách nhiều nguồn trải
nghiệm đầy cảm hứng. Vì vậy, việc làm hài lòng khách hàng là việc vô cùng quan
trọng đối với ngành du lịch nói chung và cá nhân ngành khách sạn nói riêng.
Việc
các chủ khách sạn đầu tư nguồn lực để làm hài lòng khách hàng là điều
đương nhiên. Vì sự hài lòng của khách hàng là thước đo
quan trọng đánh giá sự hiệu quả hoạt động của
khách sạn nên việc đánh giá kỹ lưỡng về các yếu tố góp phần tạo nên sự hài lòng và
không hài lòng của khách hàng là điều tối quan trọng. Nhưng mặt khác, những vị khách cảm thấy không hài lòng có khả năng lan truyền những phản hồi tiêu
cực, điều này không chỉ làm hoen ố hình ảnh và danh tiếng của khách sạn mà còn
làm giảm danh tiếng của khách sạn, làm giảm doanh thu của khách sạn do cản trở
khách hàng tiềm năng (Parasuraman và cộng sự, 1988). Đúng vậy, một
đánh giá tiêu cực từ một khách hàng không hài lòng có thể dẫn đến việc mất đi
30 khách hàng sau đó (Hayes và Ninemeier, 2009). Các nghiên cứu trước
đây của các học giả nổi tiếng đã chứng minh rằng các
yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng có thể phân biệt được với những yếu
tố gây ra sự thất vọng của khách hàng. Ví dụ,
trong khi khách của khách sạn có thể không chú ý tới việc có một chiếc khăn sạch,
nhưng nếu có một chiếc khăn bẩn có thể khiến họ cảm thấy khó chịu ngay lập tức.
Ngược lại, việc tặng quà chào mừng trong phòng có thể làm hài lòng khách hàng mặc
dù khách hàng có thể sẽ không thấy vấn đề gì nếu không có những dịch vụ như vậy
(Ali và cộng sự, 2021).
Một
khách sạn đảm bảo được chất lượng của mình là hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng một cách tốt nhất thì khách sạn đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
Những khách sạn lớn mạnh đều là những khách sạn biết quan tâm tới nhu cầu khách
hàng, lấy sự hài lòng của khách hàng làm nòng
cốt. Nhận thấy sự quan trọng của việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tác giả chọn
đề tài “Nâng
cao sự hài lòng của khách hàng đối với
dịch vụ tại khách sạn Silk Queen” nhằm giúp khách sạn
đánh giá thực trạng, nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn.
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nâng cao
sự hài lòng khách hàng, thu hút thêm khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
khách sạn.
Nhiệm
vụ: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sự hài lòng khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ khách sạn, phân
tích đánh giá thực trạng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại khách
sạn Silk Queen sau đó đề xuất giải pháp gia tăng sự hài lòng của khách hàng,
nâng cao chất lượng dịch vụ khách
sạn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Sự hài lòng của khách hàng đối với
dịch vụ tại khách sạn Silk Queen.
4. Phạm
vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:
Tập trung vào sự
hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ
tại khách sạn Silk Queen, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại khách sạn từ đó đưa ra giải
pháp nâng cao
sự hài lòng của khách hàng.
Phạm vi thời gian:
15/9/2023 – 22/2/2024
Phạm vi không gian: Khách sạn Silk Queen tại số 100 Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm,
Thành phố Hà Nội.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập thông tin thông qua các phiếu hỏi, bảng
hỏi giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá chung về thực trạng của khách sạn. Bảng hỏi thu thập dữ liệu thông qua
Google Forms và chuyển đổi chúng thành mã QR để điền bảng hỏi
giúp tối ưu hóa quá trình khảo sát tại khách sạn nhằm đảm bảo thu được kết
quả nghiên cứu thực trạng một cách hiệu quả nhất. Sau khi tiến hành thu thập trên 430 đối tượng khảo sát, có 18
khách hàng đánh dấu trùng lặp một câu trả lời, 12 khách hàng từ làm khảo sát, 6
khách hàng đang làm khảo sát thì bỏ dở (hoặc điền thiếu). Kết quả cuối cùng thu
được 394 kết quả hợp lệ.
Đồng thời nghiên cứu cũng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
(1.Hoàn toàn không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Hoàn
toàn đồng ý) để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các biến của
các nhân tố độc lập và phụ thuộc.
Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích số liệu SPSS là quá trình quan trọng
trong quá trình nghiên cứu, giúp chúng ta đánh giá và hiểu rõ hơn về các dữ liệu
số được thu thập từ nhiều nguồn thông tin (Hoàng trọng, 2008). Sau
khi thu thập được 394 kết quả hợp lệ, tác giả tổng
hợp các thông tin cần thiết cho nghiên cứu thành file Excel. Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để chạy số liệu từ file Excel bao
gồm các thống kê tần số cho mô tả mẫu khảo sát và thống kê trung bình để xác định
thực trạng đối tượng nghiên cứu. Qua
việc áp dụng các phương pháp thống kê như trung bình, tác giả có thể xác định mức độ trung bình của các biến quan trọng
liên quan đến sự hài lòng của khách hàng. Sự kết hợp giữa các giá trị trung
bình và biểu đồ có thể giúp nhìn ra mối quan hệ và xu hướng trong dữ liệu.
Phương pháp chọn mẫu: Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu
định mức (Quota sampling), theo Hoàng Văn Minh (2020) thì lấy mẫu định mức là
cách lấy mẫu được thực hiện cho đến khi chọn được một số lượng cần thiết nào đó
(hạn ngạch) cho các quần thể con khác nhau. Gần giống như chọn mẫu phân tầng là
chia tổng thể thành các nhóm riêng lẻ, chọn mẫu định mức sẽ lấy các mẫu thuận
tiện, cho tới khi đủ số lượng (khác với chọn mẫu phân tầng sẽ chọn các đối tượng
một cách ngẫu nhiên).
Cỡ mẫu: Trong bài nghiên cứu này, để xác định kích thước mẫu, tác giả đã áp dụng nguyên tắc theo Krejcie và Morgan (1970) cho rằng
số lượng mẫu cần thiết là N>= 384 nếu tổng thể rất lớn với độ tin cậy là
95%, độ lệch chuẩn là 0,5 và biên độ sai số là 5%. Dự đoán để thu được tối thiểu
384 câu trả lời hợp lệ, tác giả cần
thu thập 430 mẫu.
Phương pháp
nghiên cứu định tính: Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu từ 430 khách hàng, tác giả đã tiếp tục tiến hành phỏng vấn chuyên sâu sâu thêm 30 khách hàng tại khách sạn. Mục đích của việc này là nhằm điều tra rõ hơn
những vấn đề hạn chế sự hài lòng của khách hàng một cách cụ thể và toàn diện
hơn. Kết quả cỉa quá trình này sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2.
Các vấn đề gặp phải và cách khắc phục: Khó khăn đầu tiên xuất phát từ việc tín hiệu wifi yếu tại một
số vùng quét mã QR, cũng như sự thiếu vắng kết nối mạng di động từ phía người
tham gia khảo sát. Để giải quyết vấn đề này, tác giả đã
cung cấp dịch vụ wifi từ điện thoại di động cá nhân để phát cho người tham gia
khảo sát.
Ngoài ra, một số khách
hàng cũng tỏ ra bất an về mục đích của việc thu thập dữ liệu. Tác giả đã chủ động giải đáp lo ngại này bằng cách xuất trình thẻ
sinh viên của trường Đại học Thăng Long và trình bày rõ rằng mục đích chính là
để nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, không liên quan đến bất kỳ mục
đích xấu nào.
Mô tả mẫu khảo sát: Trong số 394 khách hàng tham gia khảo sát, dữ liệu về giới tính thể hiện sự cân bằng tương đối giữa khách hàng nam và nữ tại khách sạn Silk Queen với 191 người là nam chiếm 48,5% và 203 người là nữ chiếm 51,5%.
Trong tổng số 394 khách hàng tham gia khảo sát, phân loại theo độ tuổi đã tạo ra một phản ảnh đa dạng và phong phú. Đối với nhóm khách hàng từ 18 đến 25 tuổi, có 91 người, chiếm 23,1% tổng số. Nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi với 106 người, đạt tỷ lệ 26,9%. Khách hàng từ 36 đến 40 tuổi chiếm 18,3% với 72 người. Cuối cùng, nhóm khách hàng từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 125 người và chiếm 31,7% tổng số.
Kết quả khảo sát mức độ thu nhập trên 394 người tham gia khảo sát với 46 người có mức thu nhập dưới 5 triệu đạt tỷ lệ 11,7%, mức thu nhập từ 5 - 10 triệu có 128 người chiếm 32,5%, và cuối cùng chiếm tỷ lệ cao nhất là mức thu nhập trên 10 triệu có 220 người và chiếm 55,8% tổng số.
Kết hợp từ kết quả khảo sát độ tuổi và giới tính phía trên cùng
với thông tin từ báo cáo nhân khẩu học của khách sạn Silk Queen (2022), tác giả thấy kết quả phù hợp
mang tính đại diện tổng thể cho nghiên cứu, kết quả sẽ được dùng trong phân
tích tiếp theo về thực trạng.
6.
Dự kiến kết cấu nội dung của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN
Đưa ra một số khái niệm của các tác
giả về dịch vụ, đặc điểm của dịch vụ, khái niệm về khách sạn, sự hài lòng khách
hàng và vai trò sự hài lòng khách hàng, sau đó đưa ra các tiêu chí đo lường chất
lượng dịch vụ, lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất và dựa vào đó lập luận mối
quan hệ giữa các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách hàng. Cuối cùng là mô hình nghiên cứu và thang đo sử dụng cho bài nghiên
cứu.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN SILK QUEEN
Giới thiệu chung về khách sạn, đánh
giá thực trạng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại khách sạn Silk
Queen, đánh giá chung về thực trạng.
CHƯƠNG 3: GIẢI
PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN SILK QUEEN
Trình bày các giải pháp nhằm nâng cao
sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại khách sạn.
Comments
Post a Comment