Nâng cao sự hài lòng của khách du lịch tâm linh: nghiên cứu tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Hà Nam
Nâng cao sự hài lòng của khách du lịch tâm linh: nghiên cứu tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Hà Nam
Lê Thị Vân Anh
Khoa Du Lịch, Đại học Thăng Long
1.
Tính
cấp thiết của đề tài
Khám phá thế giới thông qua du lịch là một cuộc
phiêu lưu tuyệt vời, là một cơ hội cho chúng ta khám phá những nền văn hóa đa dạng,
cảnh quan tuyệt đẹp, tìm hiểu về cách cuộc sống được sống ở mọi nơi và trải
nghiệm những cảm giác vô tận (Hà Thái, 2019). Ngày nay, trên thế giới du lịch
trở thành xu hướng tất yếu đối với tất cả mọi người, chúng ta thấy rõ rất rằng
hiện nay du lịch diễn ra quanh năm và càng ngày càng có nhiều loại hình du lịch
hơn để thõa mãn nhu cầu con người.
Ở Việt Nam hiện nay du lịch cũng tương tự vậy, bên cạnh
các loại hình du lịch truyền thống phổ biến như: du lịch thiên nhiên, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,....cho đến các loại hình du lịch hiện đại mới xuất
hiện như: du lịch chữa lành (wellness tourism), du lịch thanh niên (youth
tourism),...(Hà Thái, 2019) thì du lịch văn hóa tâm linh vẫn luôn là loại hình
du lịch thu hút được đông đảo du khách ở nhiều các độ tuổi khác nhau. Có ý kiến
cho rằng “Du lịch tâm linh là một hình thức
biểu hiện đặc sắc của loại hình du lịch văn hóa” (Dương Đức Minh, 2016) bởi
vì con người sống không chỉ cần vật chất mà còn cần đến tinh thần lành mạnh,
tâm hồn luôn trải rộng, tìm đến tâm linh không chỉ đề cầu tài lộc, mà còn để
thanh tịnh tâm hồn tìm kiếm sự an yên và đắm mình trong chốn bồng lai tiên cảnh,
do đó họ cần đến nhu cầu tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh. Qua bài nghiên cứu
của Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2018) chúng ta biết thêm được “Theo đánh giá của Tổ chức du lịch Thế giới
năm 2007, du lịch tâm linh là phân khúc thị trường phát triển nhanh nhất mặc dù nó không thể định danh được rõ ràng.
Du lịch tâm linh sẽ là một trong những xu hướng chính của du lịch thế giới vì
nhu cầu liên quan đến cá nhân như khỏe khoắn về thể chất, lành mạnh về tinh thần
cùng với những trải nghiệm tâm linh ngày càng cao.” Vì vậy chúng ta có thể
thấy du lịch văn hóa tâm linh là phân khúc thị trường phát triển vô cùng tiềm
năng rất đáng để đầu, khai thác và phát triển.
Nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, Hà Nam là
một vùng chiêm trũng với khí hậu mát mẻ, thiên nhiên trù phú, sông núi hữu
tình. Hà Nam không chỉ có danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các công
trình tâm linh đồ sộ, hàng trăm di sản văn hóa đặc sắc, cùng các lễ hội và hoạt
động đa dạng tạo nên nét đẹp văn hóa địa phương. Khi các địa điểm du lịch, dã
ngoại cuối tuần gần Hà Nội như Mai Châu, Tam Đảo, Ba Vì… đang dần trở nên quen
thuộc thì du lịch Hà Nam chính là một lựa chọn mới mẻ hấp dẫn rất đáng để du
khách lưu tâm.
Do loại hình du lịch văn hóa tâm linh thu hút một lượng
du khách đông đảo như vậy song song với đó là việc phục dựng, phát triển, mở rộng
những địa điểm để có thể có đủ sức chứa lượng người khổng lồ đến viếng thăm chốn
tâm linh và thưởng ngoạn những sự giao lưu kết hợp đa dạng hơn là điều cần thiết.
Ở đây tôi muốn hướng người đọc biết đến Khu du lịch quốc gia Tam Chúc tại tỉnh
Hà Nam, hay còn được mọi người gọi vắn tắt
mỗi khi nhắc tới là chùa Tam Chúc – một trong những ngôi chùa được mệnh danh là
lớn nhất thế giới (với tổng diện tích khu quần thể là 5100 ha và diện tích vùng
lõi ưu tiên tập trung phát triển là 4.000 ha – theo cổng thông tin điện tử tỉnh
Hà Nam).
Tuy chưa khu quần thể chưa được hoàn thiện 100%
nhưng các hạng mục chính đã được hoàn thành và đã đi vào hoạt động từ năm 2019,
từ đó đến nay cũng thu hút được lượng du khách ghé thăm đông đảo đến bất ngờ.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc là rất lớn,
song để phát triển đồng bộ và hoàn thiện hơn trong dịch vụ, nâng cao được sự
hài lòng đối với du khách tại một khu quần thể đồ sộ như vậy thì cần luôn phải
nắm bắt thực trạng từ đó có những kết hoạch
sửa đổi phát triển hơn nhằm mang đến trải nghiệm tuyệt vời. Là người con quê
hương Hà Nam cùng với đam mê với ngành du lịch tôi đã chọn Khoa du lịch Trường
Đại học Thăng Long để phát triển bản thân và sau 4 năm học tập tại trường tôi
quyết định lựa chọn “Nâng cao sự hài lòng khách du lịch tâm linh: nghiên cứu tại
Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam” để làm đề tài cho bài khóa luận tốt
nghiệp của mình với mong muốn ngành du lịch tại quê hương sẽ ngày càng phát triển
hơn.
2.
Mục
đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: “Nâng cao sự hài lòng khách du lịch tâm linh: nghiên cứu
tại Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam” làm rõ khái niệm về loại hình
du lịch văn hóa tâm linh và nghiên cứu thực trạng tại khu quần thể để đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch tâm linh. Từ đó nâng cao
vị thế và sức cạnh tranh của du lịch tỉnh Hà Nam đối với các khu vực lân cận.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để thực hiện được mục đích trên cần giải quyết được 3
nhiệm vụ nghiên cứu chính bao gồm:
-
Hệ thống
hóa cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh để từ đó có cái nhìn tổng quan về
những vấn đề có liên quan tới loại hình du lịch này.
-
Điều
tra, thu thập những thông tin, số liệu có liên quan. Từ đó có cơ sở để đánh giá
đúng thực trạng về du lịch văn hóa tâm linh tại khu quần thể và tìm ra các tác
nhân ảnh hưởng. Xác định nhu cầu mong muốn và những vấn đề mà du khách gặp phải
khi tới đây.
-
Đưa
ra những định hướng, giải pháp và một số đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của
khách du lịch tâm linh khi tới thăm Khu du lịch quốc gia Tam Chúc trong thời
gian tới.
3.
Đối
tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng du lịch văn hóa tâm linh tại khu du lịch
quốc gia Tam Chúc, Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: thực hiện nghiên cứu tại khu quần thể du lịch chùa Tam Chúc
tỉnh Hà Nam.
Về thời gian:
Bài nghiên cứu được thực hiện bắt đầu từ tháng 9/2023 đến tháng 1/2024. Thu thập
các thông tin, số liệu có liên quan từ năm 2019 cho đến nay.
4.
Phương
pháp nghiên cứu
5.1.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng trong bài nghiên cứu của mình. Đây là phương
pháp nghiên cứu sử dụng số liệu và phương pháp thống kê để thu thập, phân tích
và hiểu sự xuất hiện của hiện tượng nghiên cứu ( John và cộng sự, 1994). Neil -
một trong những tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu đề cập đến sức mạnh
của nghiên cứu định lượng trong việc tạo ra kiến thức chặt chẽ và đáng tin cậy
dựa trên dữ liệu số liệu, trong một số tác phẩm của mình như "Statistics
for People Who (Think They) Hate Statistics" (2000) ông nhấn mạnh rằng
nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp thống kê để đo lường và phân tích
các dữ liệu số liệu, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các biến và
đưa ra những kết luận có tính xác thực.
Dựa theo đó
trong bài nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
và kết hợp sử dụng các phần mềm Excel, SPSS để xử lý dữ liệu và nguồn dữ liệu
sơ cấp. Quá trình thu thập thông tin kéo dài trong vòng 4 tháng từ tháng 5 năm
2023 đến tháng 8 năm 2023 được tiến hành thông qua những buổi tiếp cận du khạch
tại khu du lịch chùa Tam Chúc để mời du khách tham gia khảo sát bằng cách lập bảng
khảo sát trên google form, sau đó định dạng ra mã QR, tiếp đó in ảnh mã QR khổ
A4 cho du khách dễ dàng quét mã và kết nối thẳng tới bảng khảo sát. Bảng khảo
sát kết nối được với 380 du khách đã đến khu quần thể khu du lịch Quốc gia Tam
chúc thu về 354 kết quả đạt yêu cầu.
Chọn mẫu, cỡ mẫu và thu thập số liệu:
Theo Giáo trình Phân tích số liệu thống kê (Đỗ Anh Tài, 2008), mẫu là một
phần trong danh sách hay nhóm các thành viên đại diện cho một tổng thể, có được
từ các phương pháp lựa chọn khác nhau cho việc thu thập thông tin nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã dùng cách chọn mẫu định mức (Quota sampling).
Lấy mẫu định mức cho bảng khảo sát là cách lấy mẫu được thực hiện cho đến khi
chọn được một số lượng cần thiết nào đó (hạn ngạch) cho các quần thể con khác
nhau. Mẫu cần phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể, tổng thể có thể là một
nhóm người, chi tiết hoặc đơn vị đối tượng của nghiên cứu sẽ được điều tra. Nghiên
cứu cần chia tổng thể theo một tiêu chí nào đó (địa lý, độ tuổi, giới tính,…)
(Minh Thư, 2022)
Vì vậy dựa vào những nghiên cứu trên tác giả chọn được mẫu cho bài nghiên cứu
cụ thể là du khách đã đến trải nghiệm tại khu du lịch Tam Chúc, cần lấy đủ mẫu
trong nhiều thời điểm kéo dài 4 tháng vì tại đây có những hoạt động tâm linh được
tổ chức diễn ra ở thời điểm khác nhau thì cách lựa chọn thu thập theo phương
pháp định mức mới mang lại kết quả chất lượng.
Tác giả dựa theo Tabachnick và các tác giả (2007), với tổng thế lớ cỡ mẫu tối
thiểu cần đạt được tính theo công thức N ≥ 8k+ 50 (trong đó N là cỡ mẫu, k là tổng
số biến độc lập của mô hình). Vậy đối với 37 biến quan sát thì N ≥ 8 x 37 + 50
= 346, vậy cần 346 kết quả đạt yêu cầu và tác giả đã thu thập tổng cộng là 370
mẫu vì có thể sẽ có những du khách làm khảo sát không trung thực dẫn tới kết quả
không hợp lệ.
370 mẫu dữ liệu này được thu thập thông qua bảng hỏi Google Forms dưới dạng
mã QR, được thu thập bằng cách khảo sát trực tiếp trên các du khách đã trải
nghiệm tại khu du lịch Tam Chúc. Mã QR này được in ra kích cỡ A4, và chia làm
nhiều đợt khảo sát : Tác giả đứng trực tiếp tại cổng ra của khu du lịch chùa
Tam Chúc để xin ý kiến khảo sát từ những người đã trải nghiệm xong; nhờ người
quen lấy khảo sát qua những sự kiện tại Tam Chúc.
Trong quá trình thu thập dữ liệu khảo sát, tác giả đã gặp một số khó khăn
như: nhiều du khách không có wi-fi hay dữ liệu di động để quét mã QR; du khách
từ chối vì không muốn mất thời gian, du khách không trung thực khi làm khảo
sát. Tác giả đã phát wifi hỗ trợ du khách có thể kết nối đến bài khảo sát, thêm
phần giới thiệu, trình bày rõ mình là sinh viên Đại học Thăng Long đang thực hiện
bài khóa luận tốt nghiệp và trong bải khảo sát không có những câu hỏi quá riêng
tư cho du khách, ngoài ra tác giả thêm bước làm sạch dữ liệu để giải quyết các
khó khăn này.
Kết quả trên 370 đối tượng khảo sát, có nhiều du khách từ chối làm khảo sát
và 24 du khách đánh trùng lặp câu trả lời. Để làm sạch dữ liệu, tác giả đã sử dụng
tính năng xuất kết quả ra file Excel của Google Forms, sau đó loại bỏ những kết
quả từ các du khách đánh trùng lặp câu trả lời. Kết quả thu được tổng cộng 346
kết quả khảo sát hợp lệ.
5.2.
Phương pháp nghiên cứu định tính
Theo Chinyere và cộng sự (2023)“mục tiêu chính của phương pháp nghiên cứu định
tính là tìm ra góc nhìn sâu sắc hơn về sự cảm nhận sự vật, sự việc” và nó là phương pháp “thu thập dữ liệu không
có tính số hóa để tạo ra cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu”. Vì vậy,
trong bài viết này tác giả quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
để thu thập ý kiến của du khách đã trải nghiệm khu du lịch Tam Chúc một cách cụ
thể và chi tiết hơn về chuyến trải nghiệm của họ. Đặc biệt, tác giả chọn kênh
Tiktok làm nơi thu thập ý kiến, thông qua những bình luận dưới những video mang
nội dung về khu du lịch Tam Chúc năm 2023. Qua việc sử dụng phương pháp này,
tác giả thu được thông tin đa dạng và sâu sắc, giúp làm phong phú hơn nghiên cứu
và hiểu biết về trải nghiệm du lịch tại địa điểm này.
Tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong bài khóa luận
này, tập trung vào việc khám phá thông tin qua một kênh truyền thông độc đáo -
TikTok, một nền tảng chia sẻ video phổ biến tại Việt Nam. Qua các từ khóa: "Tam
Chúc", "Chùa lớn nhất thế giới", "du lịch Tam Chúc",
"dịch vụ Tam Chúc" và "review Tam Chúc"... trong năm 2023,
tác giả đã đặt những từ khóa này để tìm kiếm những video thu hút sự chú ý và
tương tác đặc biệt. Bằng cách xác định những video có lượt tương tác lớn, tác
giả đã có cơ hội thu thập ý kiến đa dạng từ cộng đồng mạng. Việc này giúp tác
giả có cái nhìn toàn diện về trải nghiệm du lịch tại Tam Chúc từ nhiều góc độ
khác nhau. Qua đó, nghiên cứu đã thu thập được những ý kiến đánh giá, nhận xét,
và cảm nhận phong phú từ du khách, giúp đưa ra một bức tranh đầy đủ và khách
quan nhất về khu du lịch này. Qua việc tận dụng TikTok, không chỉ tác giả thu
được dữ liệu về sự phổ biến của Tam Chúc mà còn nắm bắt được sự đa dạng và động
lực đằng sau những trải nghiệm cá nhân. Phương pháp này không chỉ làm phong phú
thêm nội dung nghiên cứu mà còn thể hiện sự đổi mới trong việc áp dụng phương
pháp định tính trong môi trường nghiên cứu hiện đại.
5.3.
Mô tả mẫu khảo sát
Bảng 1. Phân bổ giới
tính của đối tượng nghiên cứu
|
Tần số |
Phần trăm |
Nam (Male) |
156 |
45,12 |
Nữ (Female) |
190 |
54,88 |
Tổng cộng |
346 |
100 |
(Nguồn: kết quả
xử lí số liệu trên 346 câu trả lời thu thập thông qua bảng hỏi trên du khách đã
từng đến Tam Chúc)
Qua kết quả thu được từ 346 đối tượng
khảo sát thống kê số lượng du khách nữ là 190 người, chiếm 54,88% và du khách
nam là 156 người, chiếm 45,12% trên tổng số 346 đối tượng tham gia khảo sát.
Bảng 2. Phân bổ
nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
|
Tần số |
Phần trăm |
Từ 18 – 25 tuổi
(18-25 years old) |
111 |
32,11 |
Từ 26 – 35 tuổi
(26-35 years old) |
113 |
32,69 |
Từ 36 – 45 tuổi
(36-45 years old) |
74 |
21,38 |
Từ 45 – 60 tuổi
(45-60 years old) |
43 |
12,35 |
Trên 60 tuổi
(Over 60 years old) |
5 |
1,47 |
Tổng cộng |
346 |
100 |
(Nguồn:
kết quả xử lí số liệu trên 346 câu trả lời thu thập thông qua bảng hỏi trên du
khách đã từng đến Tam Chúc)
Cùng trong khảo
sát, thống kê có 111 du khách có độ tuổi từ 18-25 chiếm 32,11%, 113 du khách có
độ tuổi từ 26-35 chiếm 32,69%, 74 du khách từ 36-45 tuổi chiếm 21,38%, 43 du
khách từ 45 – 60 tuổi chiếm 12,35% và 5 du khách trên 60 tuổi chiếm 1,47%.
Như vậy, qua
các kết quả trên tổng số 346 đối tượng khảo sát có 54,88% du khách nữ và 45,12%
du khách nam, mẫu nghiên cứu có sự phân phối giới tính khá cân đối. Tiếp đến là
phân phối độ tuổi từ 18-60 tuổi thành nhiều nhóm giúp tăng tính đại diện cho một
loạt các đối tượng và nhu cầu khác nhau. Số liệu phân tích giữa mẫu và tổng thể
nghiên cứu về giới tính không quá chênh lệch so với nghiên cứu trước đó của Phạm
Vi Khanh (2021) với đề tài “Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại An
Giang”, từ đó có thể thấy mẫu khảo sát mang tính đại diện cho tổng thể
nghiên cứu vì vậy số liệu sẽ được sử dụng trong những phân tích tiếp theo để
nghiên cứu giải pháp nâng cao sự hài lòng của du khách.
5. Dự kiến kết cấu nội dung của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của khóa luận
tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương
1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa Tâm Linh và sự hài lòng của khách du lịch
tâm linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Hà Nam.
Chương
2: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Hà
Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch tâm linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Hà Nam.
Comments
Post a Comment