Nâng cao mức độ sẵn sàng tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Tràng An
1. Tính cấp
thiết của đề tài
Trong
giai đoạn đầu nghiên cứu du lịch, người ta thường chú ý đến nhận thức của cộng
đồng sở tại về phát triển du lịch (Belisle và Hoy, 1980) mặt khác, sự hài lòng
của khách du lịch là chủ đề chính của những nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên,
trong những thập kỷ gần đây, quan điểm của cộng đồng sở tại về tăng trưởng du
lịch đang trở thành tâm điểm. điểm của nhiều bài viết trong khuôn khổ địa lý
khác nhau (Besculides và cộng sự, 2002; Sharma và Dyer, 2009). Sự phát triển du
lịch không thể thành công nếu ý kiến của người dân địa phương bị phớt lờ và họ
không tham gia vào du lịch (Pekerşen và Kaplan, 2022).
Ảnh hưởng của du lịch tới người dân địa phương đã được nghiên cứu rộng rãi và
nó là tác động lớn nhất hiện tượng phổ biến trong nghiên cứu du lịch (Moyle và
cộng sự, 2010), tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về cộng đồng sở tại
thái độ của du lịch, các nghiên cứu đưa ra kết luận gây tranh cãi và nhiều
nghiên cứu đưa ra kết quả trái ngược nhau (Brida và cộng sự, 2011). Lý do chính
đằng sau điều này phụ thuộc vào tính độc đáo của tất cả các cộng đồng (Tosun,
2002), sự khác biệt về văn hóa xã hội của cộng đồng và các vấn đề môi trường
của cộng đồng. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng không cố định và những nhận
thức này có thể thay đổi theo thời gian (Canavan, 2013), tùy thuộc vào vị trí
cá nhân, xã hội tiêu chuẩn, quy tắc và truyền thống (Wang và Mirehie, 2022). Vì
lý do đó, nhận thức cộng đồng luôn là vấn đề then chốt trong du lịch phát triển
nhờ sự năng động trong mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng người dân.
Tại
Việt Nam, du lịch dựa vào cộng đồng là một khía cạnh mới trong ngành kinh tế du
lịch. Lần đầu tiên du lịch dựa vào cộng đồng được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ
bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam – 2003. Các chuyên
khảo và bàn luận về du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam đã thu hút được
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quy hoạch du lịch, hãng lữ hành.
Bùi Thị Hải Yến và cộng sự (2012), cho rằng du lịch cộng đồng là phương thức
phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và
chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch cộng đồng nhận
được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, các nhân trong nước và quốc tế; của
chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu
được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài
nguyên du lịch bền vững, để mọi tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng, tiêu dùng
sản phẩm du lịch. Nguyễn Thanh Bình trong bài “Để du lịch cộng đồng trở thành
hiện thực”- tạp chí Du lịch số 3, năm 2006: “Du lịch cộng đồng là một mô hình
du lịch nơi cộng đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia vào tổ chức phát triển
từ giai đoạn khởi đầu đến quản lý giám sát cả quá trình phát triển sau này và
quan trọng hơn là được hưởng lợi từ sự phát triển đó. Hay nói ngắn gọn là hình
thức du lịch do dân và vì dân”.
Theo
Sở du lịch Ninh Bình trong những năm gần đây, khu du lịch Tràng An đã nhận được
sự quan tâm đầu tư của trung ương và địa phương, sự đóng góp và hỗ trợ của các
ngành, đồng thời nhận được sự ủng hộ tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống
tại đây. Tuy vậy, du lịch cộng đồng ở đây còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế
chính sách và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, người dân địa phương tham gia
du lịch chưa nhiều, còn mang tính tự phát chưa có tổ chức đơn vị quản lý và bảo
trợ pháp lý. Trong khi đó, địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ giúp người
dân vay vốn với lãi suất thấp hoặc khuyến khích người dân làm du lịch cộng đồng
và họ chưa được làm chủ hoạt động du lịch và lợi ích họ được chia sẻ là rất ít.
Về lâu dài, nếu không có giải pháp phát triển phù hợp cải thiện vai trò của
cộng đồng trong phát triển du lịch địa phương thì chính họ sẽ là nhân tác tiêu
cực làm suy giảm giá trị du lịch, hình ảnh du lịch nơi đây.
Từ
những vấn đề thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao mức độ sẵn
sàng của người dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du
lịch sinh thái Tràng An” để làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Mục đích
và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề
tài góp phần vào việc định hướng và đưa ra các giải pháp nâng cao mức độ sẵn
sàng tham gia phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương tại khu du
lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa
phương, thúc đẩy người dân tham gia vào việc bảo tồn tài nguyên du tỉnh Ninh
Bình nói chung và Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra cho đề tài bao gồm:
Một là phân tích thực trạng sẵn sàng
tham gia phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương tại hu du lịch
sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
Hai là, đề xuất giải pháp nâng cao mức
độ sẵn sàng tham gia phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương tại
Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
3. Đối
tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề
tài tập trung nghiên cứu về mức độ sẵn sàng tham gia phát triển du lịch cộng
đồng của người dân địa phương: nghiên cứu tại khu du lịch sinh thái Tràng An,
Ninh Bình
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian:
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu
được giới hạn từ năm 2010 cho đến nay. Cuộc khảo sát tại điểm được tiến hành
vào tháng 12/2023.
Về mặt không gian:
Do thời gian và kinh phí hạn hẹp, đề tài tập trung nghiên cứu mức độ sẵn sàng
tham gia của người dân địa phương trong
phát triển DLCĐ tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm
trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, tác giả đã sử
dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi (Saunder và cộng sự,
2019) nhằm khảo sát người dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng tại
Điều tra xã hội học là cách thu thập thông tin từ quần chúng thông qua các
phiếu hỏi, bảng hỏi giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá về những vấn đề, sự kiện,
diễn biến của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Bảng hỏi được thiết kế cho
người dân địa phương tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình về mức
độ sẵn sàng tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Tổng số bảng hỏi khảo sát
là: 420 bảng hỏi. Tại Khu du lịch sinh thái Tràng An để đánh giá thực trạng mức
độ sẵn sàng tham gia của người dân địa phương. Phương pháp này được tiến hành
thông qua quá trình xây dựng thang đo nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi người
dân địa phương. Bảng hỏi được thiết kế thành hai phần, phần một là thông tin cá
nhân về đối tượng điều tra, phần hai là nội dung khảo sát chính phục vụ nghiên
cứu. Phần hai được thiết kế dựa vào Bảng 1 để thu thập ý kiến của người dân về
các tác động của du lịch và sự tham gia của họ đối với du lịch cộng đồng. Thang
đo Likert 5 cấp độ (Bujosa và Rosselló, 2007) được sử dụng để đo lường mức độ
đồng ý với các quan điểm đưa ra (Quy ước: 1– rất không đồng ý → 5– rất đồng ý).
Sau khi bảng hỏi được thiết kế, tác giả tiến hành khảo sát và phỏng vấn thử 30
người dân để khắc phục các lỗi về diễn đạt.
Trong bài
nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng cách chọn mẫu chỉ tiêu (Quota sampling).
Chọn mẫu tỷ lệ là một phương pháp đảm bảo rằng một số nhất định các đơn vị mẫu
từ các loại khác nhau của quần thể nghiên cứu với các tính chất đặc trưng sẽ có
mặt trong mẫu. Nó gần giống như cách chọn mẫu tầng nhưng không ngẫu nhiên.
Người nghiên cứu đặt kế hoạch là sẽ chọn bao nhiêu đối tượng cho mỗi tầng hoặc
nhóm đối tượng và bằng cách chọn mẫu thuận tiện cho đến khi đủ số lượng mỗi
tầng. Do số lượng đối tượng cần lấy mẫu từ nhiều địa điểm (xã Trường Yên và xã
Ninh Xuân) nhưng thời gian và chi phí tiếp cận các đối tượng còn hạn chế.
Để thu thập bộ dữ liệu cần thiết cho quá
trình nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra đối tượng người dân tại Khu du
lịch sinh thái Tràng An. Quy mô mẫu được xác định dựa theo nghiên cứu của Hair
và cộng sự (2019). Theo đó, kích thước mẫu tối thiểu gấp 10 lần số lượng biến
quan sát. Với số lượng 40 biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu này, tác
giả xác định mẫu tối thiểu phải đạt là 400, ngoài ra mẫu càng lớn hơn thì tính
đại diện sẽ cao hơn. Áp dụng phương thức điều tra thuận tiện trong điều kiện
nguồn lực giới hạn của tác giả nghiên cứu, số phiếu phát ra là 420, thu về 400
phiếu hợp lệ. 400 mẫu dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi Google Forms
dưới dạng mã QR (QR code) và phiếu khảo sát.
Trong quá
trình thu thập dữ liệu, tác giả đã gặp những khó khăn như: người dân địa phương
không có điện thoại thông minh để quét mã QR code, người dân không muốn chia sẻ
thông tin cá nhân. Tác giả đã khắc phục bằng cách in một số lượng phiếu khảo
sát đối với người dân không có di động thông minh và trình bày rõ trên phần
giới thiệu của phiếu khảo sát về việc bảo mật thông tin của người tham gia khảo
sát cũng như mục đích sử dụng của các phiếu khảo sát.
Trong 420
đối tượng tham gia khảo sát, có 20 phiếu đánh giá trùng lập câu trả lời trong
tất cả các câu hỏi, tác giả đã sử dụng tính năng xuất kết quả ra file Excel của
Google Form và sàng lọc các phiếu khảo sát giấy bằng cách nhập tổng hợp câu trả
lời lên Excel và loại bỏ, từ đó thu được 400 phiếu khảo sát có giá trị.
Để làm rõ
hơn về thực trạng mức độ sẵn sàng tham gia của người dân địa phương trong phát
triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính, thực hiện bằng quan sát thực địa và phỏng vấn
sâu cá nhân (Personal in-depth interviews). Ưu điểm chính của phương pháp quan
sát thực địa là có thể tiếp cận bối cảnh thực tế của địa bàn nghiên cứu qua
quan sát và ghi chép của nhà nghiên cứu Veal (2017), trong khi phương pháp
phỏng vấn sâu giúp tìm hiểu sâu sắc hơn những suy nghĩ và thái độ của người trả
lời trong một số vấn đề được bàn luận (Hernandez và các cộng sự, 1996). Tác giả
đã tiến hành phỏng vấn sâu 30 người dân địa phương tại xã Trường Yên và xã Ninh
Xuân (huyện Hoa Lư) để phục vụ việc đánh giá thực trạng tại Khu du lịch sinh
thái Tràng An.
Sau khi
thu thập được 400 mẫu dữ liệu, tác giả dùng phương pháp thống kê để tổng hợp
những thông tin đã điều tra. Các kết quả sau khi thống kê, tác giả phân tích và
hệ thống hóa những thông tin giúp ích cho nghiên cứu dưới dạng tệp Excel. Sau
đó các dữ liệu được chạy trên phần mềm SPSS 25.0 để hỗ trợ phân tích số liệu.
Kết quả cuối cùng bao gồm thống kê tần số thông tin về mẫu và thống kê giá trị
trung bình để xác định thực trạng nhận thức của người dân địa phương về các tác
động kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và sự sẵn sàng tham gia của người
dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái
Tràng An.
Mô tả mẫu khảo sát
Theo biểu đồ 2.1 trong số 400 đối tượng được khảo sát có 260 người dân địa phương có giới tính nam chiếm 65% và 140 người dân địa phương có giới tính nữ chiếm 35%.
Theo biểu đồ 2.2
trong tổng số 400 đối tượng được khảo sát có 248 người dân địa phương có độ
tuổi từ 36 – 55 tuổi chiếm 62%; 116 người dân địa phương có độ tuổi từ 56 – 60
tuổi chiếm 29%; còn lại là 36 người dân địa phương có độ tuổi trên 60 chiếm 9%.
Qua đó cho thấy, tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 36 – 55 tham gia khảo sát là
nhiều nhất (62%).
5. Kết cấu nội dung của khóa luận
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết
luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch
cộng đồng và một số kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng mức độ sẵn sàng
tham gia phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương tại Khu du lịch
sinh thái Tràng An.
Comments
Post a Comment