Nâng cao lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn Pan Pacific Hanoi

 

Nâng cao lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn Pan Pacific Hanoi

Nguyễn Phi Khanh

Khoa Du Lịch, Đại học Thăng Long

1.   Tính cấp thiết của đề tài

Yếu tố con người từ cổ chí kim vốn vẫn luôn được xem là kim chỉ nam trong quản trị. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, đây là nguồn lực vô cùng quan trọng, là tài sản quý giá nhất quyết định mọi sự thành bại của tổ chức. Theo nghiên cứu của Christian và Marco (2012), nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nó là tài sản của doanh nghiệp, là cơ sở để tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp và còn được dùng để đo hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng, theo Albbudah và cộng sự (2011) cho rằng việc tìm được người tài đã khó thì việc khiến họ phát huy hết khả năng và cống hiến lâu dài cho tổ chức lại càng khó hơn gấp bội. “Chất kết dính” này như một nguồn “nhiên liệu” thiết yếu, không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững của tổ chức. Trong một số nghiên cứu của Mowday và cộng sự (1979) và Benkhoff (1997) đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa sự thỏa mãn trong công việc và gắn kết trong tổ chức, nghĩa là khi nhân viên trong tổ chức hài lòng với công việc thì họ lại càng gắn kết hơn với tổ chức. Điều này lại đặt ra một câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp là làm thế nào để người lao động luôn cảm thấy hài lòng trong công việc khi mà thị trường lao động đang có sự cạnh tranh gay gắt về mức lương, điều kiện làm việc và các chế độ đãi ngộ đặc biệt là đối với những Công ty hoạt động trong lĩnh vực Khách sạn – Nhà Hàng

              Trong những năm qua tác động của mở cửa hội nhập của Việt Nam với thế giới khiến nhu cầu du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng cao. Tuy nhiên theo Hoài Nam (2022) ghi nhận năm 2022, tỷ lệ nhảy việc ngành Khách sạn ở Việt Nam lên tới 17%, gấp đôi so với trung bình toàn quốc 7.8% và là một trong những ngành dẫn đầu về tỷ lệ nhảy việc. Điều này thổi một luồng gió mới vào tư duy của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực khách sạn ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực cũng như việc làm sao tạo được môi trường làm việc cơ hội thăng tiến cũng như đưa ra các chế độ lương thưởng để giữ chân nhân viên. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng chỉ hoạt động được khi có con người. Sự mạnh – yếu của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân sự. Việc giữ chân nhân viên đang là một vấn đề đau đầu đối với các nhà lãnh đạo (Christian và Marco, 2012).

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, Khách sạn Pan Pacific Hanoi đã xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao và tận tâm với công việc để đem tới cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên gần đây, tình hình nhân sự của công ty vẫn có những biến động mạnh trong những năm gần đây. Số lượng nhân viên nghỉ việc có thâm niên làm việc, tay nghề cao và giỏi ngoại ngữ ngày càng tăng. Việc họ ra đi sau khi được đào tạo hay đã có vốn kinh nghiệm vững vàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Khách sạn.

Tình trạng này gây ra sự tổn thất lớn cho Khách sạn Pan Pacific Hanoi khi luôn phải tìm kiếm, đào tạo và thay thế đội ngũ nhân viên này. Đặc biệt nếu trong trường hợp nhân viên nghỉ việc và chuyển sang làm việc tại các Khách sạn của đối thủ cạnh tranh sẽ gây ra những bất lợi lớn cho Khách sạn Pan Pacific Hanoi. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để giữ chân nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong tình hình hiện tại của Khách sạn Pan Pacific Hanoi.

Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đã nêu trên, tác giả đã chọn đề tài Nâng cao lòng trung thành của nhân viên tại Khách sạn Pan Pacific Hanoi” làm khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Khách sạn- Nhà hàng.

2.   Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

            Tìm hiểu thực trạng lòng trung thành nhân viên tại từ đó chỉ ra điểm mạnh điểm yếu còn tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác nâng cao lòng trung thành của nhân viên tại Khách sạn Pan Pacific Hanoi. Cụ thể:

Một là, phân tích thực trạng lòng trung thành của nhân viên đối với khách sạn Pan Pacific Hanoi.

Hai Là, Đề xuất một số gii pháp hoàn thiện công tác nâng cao lòng trung thành của nhân viên tại Khách sạn Pan Pacific Hanoi.

3.   Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lòng trung thành của nhân viên với Khách sạn Pan Pacific Hanoi.

Đối tượng khảo sát: Nhân viên tại Khách sạn Pan Pacific Hanoi. 

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn Pan Pacific Hanoi

Về mặt thời gian: Tháng 9 năm 2023 đến tháng 11/2023

4.   Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra xã hội học là cách thu thập thông tin từ quần chúng thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá về những vấn đề, sự kiện, diễn biến của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời là một phương pháp thường được dùng trong công tác nghiên cứu. Ở bài nghiên cứu này, phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm điều tra, khảo sát về lòng trung thành và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn Pan Pacific Hanoi.

Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tác giả đã tiến hành khảo sát mẫu bằng cách tạo bảng câu hỏi đưa lên Google Form sau đó in mã QR và đặt tại canteen của Khách sạn, nơi dễ dàng tiếp cận đa số nhân viên.

Phương pháp phân tích số liệu: Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.

Sử dụng phân tích thống kê tần số để lấy thông tin về mẫu đồng thời xác định số lượng và phần trăm của từng giá trị trong biến. Khi áp dụng thống kê tần số, chúng ta có thể biết được tần suất xuất hiện của các giá trị khác nhau trong biến. Bằng cách này, có thể thu thập thông tin về phân phối của dữ liệu và mối quan hệ giữa các giá trị, hoặc các điểm nổi bật trong dữ liệu.

Sử dụng thống kê trung bình để xác định thực trạng của đối tượng nghiên cứu nhằm đưa ra những giá trị, phạm vi của các biến quan sát trong mẫu nghiên cứu. Qua đó có thể nhận biết được giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến này giúp đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Khách sạn Pan Pacific Hanoi.

5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phỏng vấn sâu trong nghiên cứu nhân học là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Phương pháp này thích hợp nhất và hiệu quả nhất trong những nghiên cứu làm rõ bản chất của vấn đề, động cơ của hành động (Phan Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh, 2001).

Ở phần này tác giả đã thực hiện kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu nhằm điều tra lý do cụ thể dẫn đến những hạn chế trong công tác nâng cao lòng trung thành của nhân viên. Tác giả đã thực 20 cuộc phỏng vấn tay đôi với các đại diện của các bộ phận tại khách sạn Pan Pacific Hanoi để hiểu được nguyên nhân cụ thể của từng tiêu chí. Các câu hỏi tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong Khách sạn Pan Pacific Hanoi. Mục đích của phỏng vấn chuyên sâu nhằm khám phá và làm rõ thêm các biến quan sát.

5.   Cấu trúc khoá luận

Khoá luận được trình bày gồm có phần mở đầu, ba chương nội dung và phần kết luận của khoá luận. Cụ thể như sau:

Phần mở đầu: Trình bày về lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài.

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lòng trung thành của nhân viên trong ngành dịch vụ khách sạn.

Chương 2: Thực trạng lòng trung thành của nhân viên tại khách sạn Pan Pacific Hanoi

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên tại Khách sạn Pan Pacific Hanoi

XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY


Comments

Popular posts from this blog

Đánh giá trải nghiệm du lịch đáng nhớ của khách tham quan vịnh Hạ Long

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng La Table Hanoia (Press Club)

Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh khách sạn Wyndham Garden Hanoi