Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Manwah Thái Hà, Hà Nội

 

Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Manwah Thái Hà, Hà Nội

Nguyễn Thị Thu Phương

Khoa Du Lịch, Đại học Thăng long

1.1.     Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay tốc độ phát triển ngành du lịch Việt Nam đang rất nhanh, vươn lên đứng thứ 2 trong khu vực về lượng khách du lịch, được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn, cái tên Việt Nam đã và đang vang danh địa cầu về các điểm tham quan du lịch phong phú và tuyệt đẹp. Du lịch phát triển đồng nghĩa với các ngành kinh doanh dịch vụ cũng được phát triển theo, trong đó phải kể đến lĩnh vực kinh doanh nhà hàng (Tabachnick và cộng sự, 1996). Do sự phát triển nhanh chóng đó mà hiện nay các cơ sở doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng được mở rộng làm tăng tính cạnh tranh hơn.

Theo nghiên cứu của Kanyan và cộng sự (2016), trong ngành công nghiệp thực phẩm, điều quan trọng đối với các nhà hàng là đạt được  mức độ hài lòng cao của khách hàng và điều này có thể đạt được thông qua chất lượng dịch vụ khách hàng vượt trội. Sự thành công của việc kinh doanh nhà hàng phụ thuộc vào chất lượng chất lượng dịch vụ, giá trị và sự hài lòng của khách hàng (Chow và cộng sự, 2007). Vì thế mà để các nhà hàng duy trì phát triển được trong môi trường đầy tính cạnh tranh này chính là nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng mình.

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ là bước đi và tiền đề quan trọng giúp hoạt động kinh doanh phát triển bền vững (Raajpoot, 2022). Trong thời gian làm việc tại nhà hàng Manwah Thái Hà đã giúp em nhìn nhận được những điều quan trọng trong chất lượng dịch vụ. Hiện nay nhà hàng đã có nhiều thành quả đạt được nhưng vẫn còn một vài hạn chế trong chất lượng dịch vụ. Vì vậy, bài khóa luận sẽ làm sáng tỏ và phân tích về chất lượng dịch vụ của nhà hàng Manwah ở Thái Hà,  đồng thời kết quả sẽ là công trình nghiên cứu để các bên liên quan có những quyết định đúng đắn trong quản trị doanh nghiệp, tiếp tục đầu tư cải thiện các dịch vụ để không ngừng nâng cao sự hấp dẫn đối với khách hàng.

1.2.     Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Manwah, góp phần thu hút khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận cho nhà hàng.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

-     Hệ thống lại cơ sở lí luận về nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng.

-     Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Manwah để đưa ra ưu điểm, nhược điểm đồng thời xác định nguyên nhân của thực trạng đó.

-     Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Manwah

1.3.     Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Manwah cơ sở Thái Hà, Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu:

-     Về nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới nâng cao chất lượng ăn uống tại Nhà hàng.

-     Về không gian: Khảo sát, đánh giá về chất lượng dich vụ ăn uống tại Nhà hàng Manwah.

-     Về thời gian: Quá trình khảo sát được thực hiện từ ngày 25/9/2023 – 10/2/2024.

1.4.     Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.     Phương pháp nghiên cứu định lượng

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu và thông tin thích hợp. Giúp thu thập, phân tích và sử dụng thông tin nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng câu hỏi, số liệu thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0. Theo tác giả Lê Thị Cẩm Tú (2020) nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn Hương Giang – Huế. Những nghiên cứu trên mang lại hiệu quả chính xác, chính vì vậy tác giả sử dụng 2 phần mềm chính là Excel và SPSS 25.0 để xử lý dữ liệu và nguồn dữ liệu sơ cấp, thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi dựa trên quan điểm, ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện, duy trì chất lượng dịch vụ của nhà hàng Manwah Thái Hà.

1.4.2.     Chọn mẫu, cỡ mẫu và thu thập số liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu định mức (Quota Sampling), đây là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nghiên cứu đảm bảo mẫu được lựa chọn có tỷ lệ tương ứng theo các biến ví dụ như: như tuổi, nghề nghiệp, giới tính (Nikolopoulou, 2023).

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Theo Hair và cộng sự (1998) đối với phân tích nhân tố cỡ mẫu tối thiểu n ≥5*x (x: tổng số biến quan sát). Như vậy trong nghiên cứu này, thang đo gồm 25 biến quan sát với 06 biến độc lập, vậy nên kích thước mẫu cần thiết là n= 150 (25*6). Số liệu sơ cấp thu thập thông qua bảng khảo sát được phát ra 350 bản theo một dạng hình thức bảng hỏi trên google form, sau đó định dạng ra mã QR. Bảng khảo sát được phát ra 200 bản trực tiếp tới khách hàng tại nhà hàng Manwah Thái Hà và 150 bản phát ra online qua người thân bạn bè và hội nhóm thông qua các ứng dụng mạng xã hội: facebook, zalo…. Kết quả thu được 265 phiếu khảo sát phù hợp với cỡ mẫu n=150. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch với phần mềm xử lý kết quả.

Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý. Nội dung bảng hỏi được thiết kế theo mô hình SERVPERF với 6 thành phần:  sự đảm bảo, chất lượng món ăn, sự tin cậy, năng lực phục vụ, sự an toàn và điều kiện vệ sinh , cơ sở vật chất. Sau đó, thu thập dữ liệu thông qua việc đưa bảng hỏi khảo sát cho những khách đã sử dụng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng. Tác giả sử dụng SPSS 25.0 và Excel để tổng hợp, xử lý dữ liệu đã thu thập được. Dựa vào sử dụng thống kê trung bình để xác định thực trạng của đối tượng nghiên cứu nhằm đưa ra những giá trị, phạm vi của các biến quan sát trong mẫu nghiên cứu và để phân tích ý nghĩa từ số liệu thu thập được.

1.5.     Kết cấu nội dung của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Một số cơ sở lý luận về kinh doanh nhà hàng và chất lượng dịch vụ trong kinh doanh nhà hàng

Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ tại Nhà hàng Manwah Thái Hà, Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Nhà hàng Manwah Thái Hà, Hà Nội

XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY

Comments

Popular posts from this blog

Đánh giá trải nghiệm du lịch đáng nhớ của khách tham quan vịnh Hạ Long

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng La Table Hanoia (Press Club)

Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh khách sạn Wyndham Garden Hanoi