Giải pháp nâng cao trải nghiệm ăn uống của thực khách tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee Hà Nội

 


Giải pháp nâng cao trải nghiệm ăn uống của thực khách tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee Hà Nội

Võ Minh Trang 

Khoa Du Lịch, Đại học Thăng Long

1.    Lý do chọn đề tài

Năm 2019, đại dịch Covid – 19 đã tạo ra một khủng hoảng lớn chưa từng có trong ngành kinh doanh thực phẩm và nước giải khát, và Starbucks không phải là ngoại lệ. Sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu, cùng với yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, đã buộc nhiều nhân viên kỳ cựu phải rời bỏ công ty để tìm kiếm công việc mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn. Điều này đã dẫn đến tình trạng không ổn định về chất lượng dịch vụ tại các cửa hàng, với nhiều phản hồi và đề xuất từ phía khách hàng (Ravid và cộng sự, 2017).

Sau khi kinh tế bắt đầu phục hồi, sự gia tăng về mô hình kinh doanh quán cà phê (Gottlieb, 2022) đã làm tăng áp lực cạnh tranh, tạo ra một thách thức trong việc giữ chân khách hàng trung thành.

Theo các nghiên cứu về vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh nhà hàng (Davis và cộng sự, 2018; Scanlon, 1993), người viết nhận thấy các đề tài liên quan đến việc nâng cao trải nghiệm của thực khách, đặc biệt là trải nghiệm ăn uống tại các chuỗi nhà hàng, các quán cà phê chưa nhận được sự quan tâm nhiều. Việc mô hình này đang phát triển tại thị trường Việt Nam (Lich, 2020) và sẽ trở thành vấn đề cần thiết trong phát triển du lịch thời gian tới đã thúc đẩy người viết thông qua quá trình làm việc, phân tích và đánh giá tại các cửa hàng thuộc chuỗi Starbucks Coffee Hà Nội để thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao trải nghiệm ăn uống của thực khách tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee Hà Nội”.

2.    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.   Mục đích

Đưa ra giải pháp nâng cao trải nghiệm ăn uống cho thực khách tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee

2.2.   Nhiệm vụ

  • Đưa ra cơ sở lý luận về trải nghiệm ăn uống.
  • Xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống của thực khách.
  •  Đánh giá thực trạng trải nghiệm ăn uống của thực khách tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee.
  • Giải pháp nâng cao trải nghiệm ăn uống của thực khách tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee Hà Nội.

3.    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.   Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trải nghiệm ăn uống của thực khách tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee.

Khách thể nghiên cứu của đề tài là khách hàng đã từng dùng bữa tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee.

3.2.   Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: 15/09 – 15/12/2023.

Phạm vi không gian:

  • 3 cửa hàng tại khu vực nội thành: Starbucks Coffee Bà Triệu: 314 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Starbucks Coffee Reserve Bar Nhà Thờ: 6 Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Starbucks Coffee Pacific Place: R105, Tầng 1 Pacific Place số 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • 2 cửa hàng tại khu vực ngoại thành Hà Nội: Starbucks Coffee Savico Long Biên: Savico Megamall, 09 Đường Nguyễn Văn Linh, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội; Starbucks Coffee Hải Âu Villa: Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Cửa hàng mô hình Reserve Bar: Starbucks Coffee Reserve Bar Nhà Thờ: 6 Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cửa hàng mô hình Core: Starbucks Coffee Bà Triệu: 314 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cửa hàng mô hình Small Engine: Starbucks Coffee Hải Âu Villa: Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội.

Phạm vi nội dung: Trải nghiệm ăn uống của thực khách khi dùng bữa ăn tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee.

4.    Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra nhằm kiểm định mô hình thang đo và xác định yếu tố quan trọng tác động đến trải nghiệm ăn uống của thực khách khi dùng bữa ăn tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee (Hair và cộng sự, 2019).

Ngoài ra, để củng cố cho tính thực tế và chính xác của nghiên cứu, người viết cũng dùng phương pháp điều tra xã hội học (Saunders và cộng sự, 2019), được sử dụng điều tra khảo sát thực khách khi sử dụng dịch vụ tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ dưới góc độ của thực khách.

Xử lý số liệu nghiên cứu: Sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để kiểm định thang đo

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:

  • CHƯƠNG 1: Đưa ra các cơ sở lý luận của các tác giả về trải nghiệm ăn uống, vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao trải nghiệm ăn uống, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu.
  • CHƯƠNG 2: Trình bày phương pháp được sử dụng cho nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu và đánh giá thực trạng trải nghiệm ăn uống qua khảo sát khách hàng.
  • CHƯƠNG 3: Trình bày tổng quan về lịch sử và sứ mệnh của Starbucks Coffee, từ đó kết hợp với kết quả nghiên cứu để đưa ra giải pháp nâng cao trải nghiệm ăn uống của thực khách tại chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee Hà Nội.

KẾT LUẬN

Đưa ra nhận định chung về mức độ hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu và đánh giá hướng phát triển trong tương lai.

XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY

Comments

Popular posts from this blog

Đánh giá trải nghiệm du lịch đáng nhớ của khách tham quan vịnh Hạ Long

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng La Table Hanoia (Press Club)

Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận tiền sảnh khách sạn Wyndham Garden Hanoi